Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp
------------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

Thế nào gọi là tái cấu trúc doanh nghiệp (Business Process Re-engineering). Đó là cuộc cách mạng được ra đời từ năm 1990, đi tìm phương hướng cho cuộc cải cách từ phương thức tổ chức và điều hành đến thủ tục cùng hiệu năng của công ty. Là một trong những nguyên tắc căn bản để người lãnh đạo nhìn lại việc đã làm, từ đó rút tỉa kinh nghiệm phục vụ khách hàng, cắt giảm ngân sách và trở nên thương hiệu cạnh tranh cho các đối tượng.

Tái cấu trúc doanh nghiệp còn được định nghĩa như một sự thay đổi nguyên tắc điều hành và đôi khi kể cả việc thay đổi người lãnh đạo từ vai trò cao nhất cho đến thấp nhất, tạo thêm thế cạnh tranh, tầm nhìn hội nhập, xử dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để bắt kịp nhu cầu.  


Mục đích của tiến trình tái cấu trúc doanh nghiệp còn đặt trọng tâm vào mục tiêu kinh doanh, thay đổi kế họach vận động kể cả màu sắc quảng cáo và đối tượng thị trường. Tính theo quy tắc của kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp được Giáo sư James Cobb, thuộc trường đại học Princeton đưa ra như sau:



Trong khuôn khổ chuẩn định lại các nhiệm vụ cơ bản và đặt lại mục tiêu, nhà kinh doanh cần thiết lập quy trình quản lý và sử dụng nguồn lực cũng như định giá (pricing) lại chất lượng của sản phẩm để cung cấp thị trường cụ thể. Tái cấu trúc với mục đích xác định (identifies), phân tích (analyzes) phương thức quản trị, điều hành và đưa ra các biện pháp tăng hiệu quả sản xuất, đánh giá và nhận định đối tượng. Trong đó kể cả vấn đề chi phí, tiết kiệm, chất lượng và tốc độ sản xuất, mục tiêu, tuổi tác, thành phần xã hội v.v..Ngoài những đơn cử trên chúng ta còn bắt gặp 4 nguyên tắc khác nữa tạo nên “nhân dáng” trong việc tái cấu trúc, đó là: Tổ chức, kỹ thuật, con người và chiến lược.  


Như thế định nghĩa của tái cấu trúc là:




  • Xem xét lại quy trình kinh doanh, cải thiện quy trình điều hành và đưa ra các biện pháp thích hợp với nhu cầu hiện đại, kể cả việc cắt giảm ngân phí, nhân viên, thay đổi vai trò lãnh đạo, xem xét chất lượng và định giá thị trường cũng như thay đổi chiến lược và quảng cáo.




Bên cạnh định nghĩa về tái cấu trúc, chúng ta còn tìm ra thêm 8 nguyên tắc cơ bản để đột phá và hổ trợ cho việc tái cấu trúc doanh nghiệp hiện nay:




  • Trao đổi dữ liệu (database).




  • Thiết lập hệ thống chuyên môn theo dõi mọi sinh hoạt của công ty.




  • Mạng viễn thông phải được trung tâm hóa tất cả dữ kiện và dữ liệu.




  • Dụng cụ hỗ trợ và cung cấp thông tin, cập nhật đến người lãnh đạo công ty.




  • Xử dụng hệ thống wireless cho các máy điện toán (computer) tạo điều kiện thuận tiện cho nhân viên làm việc ở xa một cách độc lập.




  • Tiếp nhận thông tin và liên lạc trực tiếp cũng như cấp thời với khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng.




  • Triễn khai dự án, đánh giá tiềm năng.




  • Thiết lập lộ trình trao đổi, giá cả và kế hoạch vận chuyển cũng như tiếp nhận.




 


Tái cấu trúc để giải cứu doanh nghiệp Việt Nam.


Mặc dù đứng trước bao tan tác do nhiều yếu tố gây nên, nhưng chúng ta phải can đảm chấp nhận đó là một thực thể cần phải thay đổi, vì đây là tình trạng sống còn của doanh nghiệp. Đi tìm sự thật đưa đến sự tụt dốc về quản trị và điều hành doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là điều cần và phải làm. Sự hạn chế về tầm nhìn trong chiên lược kinh doanh, thiếu hụt nhân sự (không đủ hoặc chưa đủ khả năng) ở kiến thức về một nền kinh tế hội nhập, lãnh đạo và chuyên viên của ta hãy còn hạn chế. Trên lãnh vực tiền tệ chuyên viên chưa có tầm nhìn tầm cỡ để cân đối nguồn vốn (capital) hoặc phát huy. Song le, động lực then chốt trong việc tái cấu trúc doanh nghiệp hiện nay là bối cảnh kinh tế và sự khủng hoảng về tài chánh cộng thêm hoàn cảnh chính trị. Từ những hiện tượng ấy, doanh nghiệp Việt Nam trải qua đoạn đường rất chông chênh.


Nhưng muốn vượt qua thử thách ấy, lãnh đạo doanh nghiệp phải xác định năng lực và cân bằng vốn. Vì “vốn” là nguồn lực căn bản để tồn tại. Thế nhưng, “vốn” mà doanh nghiệp phát triển lại dựa vào ngân hàng. Mà ngân hàng thì tiền ‘lãi” quá cao, nhưng ngân hàng muốn tồn tại cũng phải nhờ doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi vay vốn và trả nợ cho ngân hàng là trực tiếp nuôi dưỡng ngân hàng. Ngược lại doanh nghiệp “không thể” trả nợ ngân hàng, thì ngân hàng không thể tồn tại. Trong vòng lẩn quẩn đó, doanh nghiệp cần có sự hổ trợ của ngân hàng và ngược lại doanh nghiệp phải trả nợ khi thiếu ngân hàng. Thực tại hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam vay vốn rất nhiều vào ngân hàng, trong khi đó các giám đốc công ty khi điều hành lại không chú trọng đến ngành nghề của mình nên hay không nên bung ra trên thị trường, hoặc không có tầm nhìn chiến lược về nguyên tắc cung, cầu.


Thường thường khi các doanh nghiệp “bị khựng” lại, các chủ doanh nghiệp muốn giải quyết tình trạng suy giảm doanh thu, việc đầu tiên là họ nghĩ đến việc cắt giảm chi phí nhân công qua hình thức cho nghỉ việc. Thế nhưng, theo những nghiên cứu mới nhất tại trường Đại học Stanford cho biết, việc cắt giảm nhân viên không phải là giải pháp tốt nhất, hay nhất. Khi những nhân viên “có kinh nghiệm” phải nghỉ việc.


Cho nên, đối với doanh nghiệp (không hẳn doanh nghiệp Việt Nam) người lãnh đạo cần một đề án để giải cứu. Đề án ấy phải là cuộc cải cách toàn diện từ quy trình, tài chánh, nhân sự và công nghệ. Do đó, tái cấu trúc doanh nghiệp cần tiến hành theo quy trình trình như sau:


    - Định hướng phát triễn doanh nghiệp.


    - Tiếp nhận và điều nghiên.


    - Quyết định tái cấu trúc ở thời điểm nào.


    - Thay đổi đối tượng và xác định về phương cách tái cấu trúc.


    - Đánh giá lại giá trị nguồn lực.


    - Thay đổi hoặc bổ nhiệm lãnh đạo


    - Rà soát lại quy trình khen thưởng cũng như biện pháp chế tài đối với nhân viên.


    - Hỗ trợ kế hoạch của chương trình và quản trị.  


     


Xu hướng tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam


Bắt nguồn từ năm 2010-2011, với chủ trương “tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam” ngoài việc đánh giá lại môi trường kinh doanh và đưa ra những nét chính trong việc phát huy thị trường. Quan niệm rằng muốn tái cấu trúc doanh nghiệp thành quả chúng ta phải áp dụng theo nguyên tắc khoa học thực tiễn, nghĩa là phải đánh dấu lại những hoạt động đã qua và từ đó đi đến quyết định thay đổi và kinh qua quy trình cải tổ, hoàn toàn không thể lệ thuộc vào tinh thần nghị quyết. Bởi khái niệm điều hành doanh nghiệp không thể rập khuôn theo nghị quyết, vì nghị quyết mang tính giai đoạn của những ma sát chính trị.


Xu hướng thứ 2, tái cấu trúc doanh nghiệp sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế và tài chánh. Đây là hiện tượng không riêng cho Việt Nam mà ảnh hưởng toàn cầu, do bởi cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chánh thế giới. Đặc biệt các quốc gia trong khối Âu Châu và Hoa Kỳ. Do bởi tác động trên các doanh nghiệp tư nhân phải thay đổi đường lối lãnh đạo và quản trị, đòi hỏi sản xuất với chất lượng cao hơn, huấn luyện và đào tạo chuyên viên có đủ năng lực để sản xuất.


Nhìn chung, trong quá trình tái cấu trúc  doanh nghiệp, Việt Nam đã có nhiều biến chuyển. Tuy nhiên những chuyển biến trên chỉ ở phạm trù khiêm nhường. Do bởi thiếu quyết tâm và không thông hiểu nguyên tắc căn bản của tái cấu trúc. Một điều khẳng định rằng khi nền kinh tế bơi theo quy luật thị trường thì các nguyên tắc chính yếu của kinh tế phải vận hành theo quy luật thị trường. Ở đây chúng ta phải dừng lại ở một điểm nhất định, rằng: Vai trò “Nhà Nước” phải chủ động để giúp đỡ hoặc vực dậy các doanh nghiệp cần tái cấu trúc khi cần đến.   


Tóm lại: Tái cấu trúc doanh nghiệp (Business Process Re-engineering) là vấn đề hệ trọng và phải được đặt lên hàng đầu mỗi khi doanh nghiệp có những dấu hiệu trừ. Việt Nam chúng ta ngày nay có nhiều cơ hội và thách thức cũng như lợi thế từ chủ quan đến khách quan để phát triễn. Do đó, để có thể nắm bắt cơ hội các doanh nghiệp cần tiến hành quy tắc tái cấu trúc doanh nghiệp để ổn định và phát huy thị trường.


Đó là nhu cầu còn là điều kiện ắc có và đủ để tồn tại./.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc (02-06-2013)
    Bình Nhưỡng trước nguy cơ và đối lực của Hoa Kỳ (12-05-2013)
    Đục-trong mẹ hát cháy lòng! (17-04-2013)
    Ai nắn gân ai: Trung Quốc hay Nhật Bản? (11-04-2013)
    Liên Minh Phòng Thủ Á Châu (25-02-2013)
    Châu Á Trước Tác Động Của Bắc Kinh (25-01-2013)
    Chặn đường thứ hai của Tổng thống Obama (13-12-2012)
    Những ma sát trong đề cương kinh tế vĩ mô & tái cấu trúc hệ thống ngân hàng (12-11-2012)
    Văn Hóa Biểu Tình (12-10-2012)
    Điểm tương đồng và khác biệt giữa Barack Obama & Mitt Romney tại Á Châu (21-09-2012)
    Cân Bằng Lực Lượng Thái Bình Dương của Ngũ Giác Đài (11-08-2012)
    Lá thư Chủ Nhiệm (11-07-2012)
    Nổ Lực Tiến Đến Công Ước Liên Hiệp Quốc (14-06-2012)
    Tuổi trẻ hải ngoại trước trào lưu và thời đại. (11-05-2012)
    Vịnh Cam Ranh: Thử Thách Và Cơ Hội (15-04-2012)
    Động Cơ Và Xúc Tác Của Con Người Do Thái (07-03-2012)
    Terhan Trước Nguy Cơ Cấm Vận (09-02-2012)
    Xung Đột Mỹ- Nga (18-01-2012)
    Đến đây rồi ở lại đây, bao giờ bén rể xanh cây “cũng chẳng về”. (13-12-2011)
    Yếu Tố Tất Yếu Của Hoa Kỳ Tại Châu Á Thái Bình Dương (13-11-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152742833.